Mâm lễ cúng thiên địa

Cúng động thổ tại các vùng miền có gì khác nhau

Nghi lễ cúng động thổ xuất phát từ quan niệm tâm linh từ xưa, “Đất có thổ công, sông có hà bá.” Dựa trên điều này, trước khi bắt đầu hoạt động gì ảnh hưởng đến đất đai thì cần phải thể hiện sự tôn kính bằng cách thông báo với thổ địa. Ngoài ra, trong dịp cúng động thổ sẽ có thể cầu xin thần linh ban phước lành và xin cho mọi việc suôn sẻ, tốt lành êm ấm khi tiến hành thi công. Tuy nhiên, cũng như các nghi thức thờ cúng thần linh khác, cúng động thổ sẽ mang một vài đặc điểm khác tùy thuộc vào vùng miền tổ chức lễ. 

Mâm cúng động thổ
Mâm cúng động thổ

Mục đích và ý nghĩa cơ bản của lễ cúng động thổ vẫn giống nhau nguyên vẹn nét truyền thống, nhưng cách cúng có đôi chút khác biệt. Phần lớn các lễ sẽ tiến hành theo những bước với trình từ như sau:

  1. Xem ngày giờ 

Xem ngày giờ thực hiện lễ cúng động thổ: Khi khởi công xây dựng cũng là khi thực hiện nghi thức cúng động thổ. Căn cứ vào yếu tố thiên thời và địa lợi, người tổ chức sẽ tính và chọn ngày hợp lý để bắt đầu cúng. 

  1. Chuẩn bị mâm cúng 

Chuẩn bị mâm cúng cho lễ cúng động thổ: Để bày tỏ sự thành kính, sẽ cần phải dâng lễ vật lên thần linh. Những lễ vật này thông thường bao gồm mâm ngũ quả, một con gà, một đĩa xôi. Bên cạnh đó là muối gạo, rượu trắng, quần áo quan thần linh, trầu cau, một đinh vàng hoa và chè thuốc.

  1. Đọc văn khấn

Đọc văn khấn trong lễ cúng động thổ: Có thể tham khảo các bài văn khấn chuyên cho dịp cúng động thổ trên mạng Internet hoặc tham khảo từ các thầy cúng. 

Một số điểm khác biệt đáng kể khi cúng động thổ của các vùng miền

Điểm khác biệt nhất giữa các vùng miền khi thực hiện nghi lễ cúng động thổ chính là mâm ngũ quả được dâng lên cho những vị thần. Đây là vid tuỳ vùng miền với loại thổ nhưỡng khí hậu khác nhau sẽ ảnh hưởng đến loại quả được cho là thích hợp, đẹp và ngon nhất để cúng.

Mâm ngũ quả trong ngày cúng động thổ của người miền Bắc:

Người miền Bắc cho rằng khi bày mâm ngũ quả cần phải tuân theo thuyết ngũ hành là vạn vật dung hòa cùng trời đất trong văn hóa phương Đông. Mâm ngũ quả thường có năm loại quả, là chuối xanh, quýt, hồng bưởi và đào. Chuối được đặt ở dưới cùng để đỡ lấy toàn bộ các loại quả khác bên trên. Ở chính giữa là bưởi, còn lại các quả khác được bày xung quanh. Những khe còn trống giữa quả, có thể xen thêm ớt chín đỏ. Hiện nay, có nhiều lựa chọn hoa quả đa dạng hơn, nên mâm ngũ quả cũng được “nâng cấp” phong phú, sử dụng nhiều loại quả khác như nho mọng, táo xanh, hồng xiêm, vân vân. 

Mâm ngũ quả điển hình của người Bắc

Mâm ngũ quả trong ngày cúng động thổ của người miền Trung:

Tại miền Trung, cuộc sống có phần khó khăn hơn với nhiều thiên tai và khí hậu khắc nghiệt. Cũng vì thế nên việc bày mâm ngũ quả không quá nghiêm ngặt, cũng không câu nệ hình thức. Đa số người cúng sẽ bày quả gì có sẵn tại nhà. Thông thường, người miền Trung sẻ dùng mãng cầu, quýt, quả sung, dưa hấu và chuối. 

Mâm ngũ quả thân quen của người Trung

Mâm ngũ quả trong ngày cúng động thổ của người miền Nam:

Dựa trên mong muốn, “Cầu sung vừa đủ xài,” người miền Nam thường sẽ bày mâm ngũ quả với các loại mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài để cầu cho sự sung túc, đủ đầy. Bên cạnh đó, người miền Nam còn hay thêm quả thơm và dưa hấu xanh. Tuy nhiên, ngược lại với miền Bắc và miền Trung, người Nam sẽ tránh bày chuối và lê vì phát âm của hai loại quả này mang ý nghĩa không tốt. 

Mâm ngũ quả để cúng của người Nam

Mâm ngũ quả dù có khác nhau giữa các vùng miền nhưng trên hết vẫn thể hiện sự thành kính trong dịp cúng động thổ đối với thần linh, thổ đất. 

Vậy đến đây là bạn đã nắm được rõ hơn sự khác biệt giữa các vùng miền khi tổ chức nghi lễ cúng động thổ. Nếu có nhu cầu tham khảo thêm, bạn hãy truy cập vào https://xoichecungbinhduong.com/.